30 thg 5, 2011
Bánh chưng và bánh tét ...
Nhân chuyện trẻ con miền Bắc thích bánh chưng , trẻ con miền Nam thích bánh tét
...
Hôm qua mình có ghé nhà một người bạn chơi, bạn nói một câu mà mình nhớ hoài. Đó là " Có những vấn đề rất tế nhị mà khi đem ra tranh cãi thì không bao giờ có thể kết thúc được , đó là vấn đề tôn giáo và chính trị ( người theo đạo phật mà tranh cãi với ngưòi theo công giáo để xem tôn giáo nào hay hơn; hai người theo hai đảng phái khác nhau mà tranh luận để tìm ra chân lý thì quả là chuyện không tưởng); về thị hiếu thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật (bạn thích ca sĩ, văn sĩ, nhà thơ này nhưng tôi thì không ... ) "
Người phương Tây có câu " One's man 's meat is another man 's poison" . Nghĩa đen: " Miếng thịt của người này là chất độc của người kia" , có thể hiểu theo nghĩa bóng là " Điều mà bạn thích thú thì chưa chắc tôi đã quan tâm ", "Điều mà bên nước bạn được khuyến khích nhưng ở nước tôi là phạm pháp, v.v…
Theo mình nghĩ, khi tranh luân một vấn đề nào đó, vấn đề này chỉ có thể giải quyết khi một trong hai bên không hoàn toàn cực đoan (extremist or disapproving: someone with very strong political or religious opinions). Tranh luận là để lắng nghe và học hỏi những vấn đề của " phía bên kia" mà mình chưa biết , mục đích cuối cùng là để dung hòa hai phía và tìm ra một điểm chung để kết nối hai phía với nhau. Nếu một trong hai phía luôn cho mình là đúng, những điều mà minh nói ra luôn là chân lý thì giải pháp cuối cùng là nên kết thúc cuộc tranh luận càng sớm càng tốt ... Ngoài ra, mình cũng nghĩ rằng, trong đối thoại, vấn đề " tâm lý " là vô cùng quan trọng. Người hiểu biết vế tâm lý sẽ luôn đặt mình vào vị trí của người kia truớc khi đưa ra một ý kiến gì. Đó là lý do vì sao đa số vẫn thích lắng nghe những người hiểu biết tâm lý nói chuyên, vì vậy, nếu kiến thức mà đi kèm với sự hiểu biết về tâm lý thì sẽ "đắc nhân tâm" và sẽ không khó khăn để thành đạt cùng với sự thanh thản trong tâm hồn...
Nhiều người nghĩ rằng, khi tranh luận với một người hoàn toàn khác quan điểm với mình là một điều vô bổ, và họ cố tình né tránh nếu không muốn dẫn đến sự bất hoà có thể xảy ra. Đó là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều nguời tập sống "ít lời" hơn để " xin hai chữ bình an". Im lặng không có nghĩa là không biết gì mà là sau khi suy nghĩ thấu đáo, cảm thấy nói điều này là làm buồn người này, là xúc phạm người kia , là vì mỗi người có lối đi riêng của họ, người có lý tưởng này, người có lý tưởng kia, với số đông người khác, lý tưởng của họ là … "không lý tưởng gì cả." Cho dù mình không đi đường ấy, mình cũng không nên đả phá họ …
Tóm lại , nếu tôi không ăn được món bánh chưng của bạn, tôi sẽ nhìn bạn ăn và mĩm cười một cách vui vẻ mà nói rằng " Trông bạn ăn ngon thật đấy, làm mình … phát thèm, hihihi…"
thuyhang6_6
2.2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Rất thích bài viết này. Lập luận chính xác nhạy bén. Dẩn chứng chính xác gọn gàng không thiên vị . Lời văn dung hoà. Quan điểm tích cực có tiềm năng thuyết phục mạnh. Mình củng có khuynh hướng tương đồng với quan điểm này nhiều . Đọc thấy thích thú vì biết có người cùng quan điểm với mình.
Trả lờiXóaHĐ